Theo số liệu thống kê từ Cục quản lý lao động ngoài nước (Dolab) – Trực thuộc Bộ Nội Vụ, cho thấy tình hình XKLĐ năm 2025 đang có những bước tiến đáng kể. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, đã có 74.691 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 57,4% kế hoạch năm. Với mục tiêu đưa 130.000 lao động ra nước ngoài, con số này là minh chứng rõ nét cho sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ của xklđ năm 2025.
Nhật Bản và Đài Loan vẫn là thị trường XKLĐ chủ lực năm 2025
Nhật Bản dẫn đầu thị trường xuất khẩu lao động năm 2025
Trong danh sách các quốc gia tiếp nhận lao động Việt Nam, Nhật Bản vẫn giữ vững vị thế hàng đầu với 35.240 lao động. Đây tiếp tục là thị trường hấp dẫn nhờ mức thu nhập ổn định, chính sách tiếp nhận rõ ràng và nhu cầu nhân lực cao trong các ngành như sản xuất, điều dưỡng, xây dựng.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 40.597 lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản theo hợp đồng, chiếm gần 52% tổng số lao động xuất cảnh Việt Nam (78.024 người) trong cùng thời kỳ.
Như vậy, theo số liệu thống kê trên, thị trường XKLĐ Nhật Bản năm 2025 có xu hướng giảm đáng kể so với năm 2024
Đài Loan (Trung Quốc) tăng trưởng ấn tượng
Đài Loan (Trung Quốc) cũng ghi nhận kết quả tích cực với 28.206 lao động. Thị trường này nổi bật với các ngành nghề đa dạng, bao gồm điện tử, cơ khí, giúp việc gia đình và chế biến thực phẩm. Các doanh nghiệp tại đây vẫn đánh giá cao tay nghề và ý thức kỷ luật của lao động Việt Nam, góp phần duy trì tăng trưởng ổn định trong xklđ năm 2025.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 27.837 lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan (Đài Bắc – Trung Quốc) theo hợp đồng.
Có nghĩa là thị trường XKLĐ Đài Loan cũng có xu hướng tăng nhẹ.
Hàn Quốc tiếp tục mở rộng hợp tác lao động
Hàn Quốc tiếp nhận 5.650 lao động, tập trung vào các ngành sản xuất nhẹ và nông nghiệp. Với các chương trình hợp tác theo EPS, thị trường Hàn Quốc hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm 2025.

Tín hiệu tích cực từ các thị trường XKLĐ mới
Không chỉ tập trung vào các thị trường truyền thống, xuất khẩu lao động năm 2025 còn ghi nhận kết quả khả quan từ nhiều thị trường mới:
- Trung Quốc: 1.478 lao động
- Singapore: 1.100 lao động
- Rumani: 400 lao động
- Hungary: 572 lao động
Các thị trường này mở ra nhiều cơ hội mới, nhất là trong các lĩnh vực xây dựng, dịch vụ, logistics, và sản xuất linh kiện. Việc đa dạng hóa thị trường là hướng đi cần thiết để tránh phụ thuộc vào một số quốc gia nhất định và gia tăng tính bền vững cho toàn ngành xklđ năm 2025.
Riêng Tháng 6/2025 đã có 13.060 lao động xuất cảnh
Chỉ riêng trong tháng 6/2025, cả nước có 13.060 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có 4.650 lao động nữ. Các thị trường chính bao gồm:
- Nhật Bản: 5.338 lao động
- Đài Loan (Trung Quốc): 6.074 lao động
- Hàn Quốc: 673 lao động
- Các thị trường khác như Trung Quốc, Singapore, Rumani, Hungary đều duy trì lượng tiếp nhận ổn định.
Những con số này cho thấy xu hướng xuất khẩu lao động năm 2025 vẫn giữ đà tăng trưởng đều đặn và ổn định.
Tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu
Để đảm bảo hiệu quả và chất lượng của hoạt động xklđ năm 2025, công tác kiểm tra, giám sát tuyển chọn, đào tạo và phái cử được thực hiện đồng bộ trên toàn quốc. Các trung tâm đào tạo nâng cao kỹ năng, kiến thức pháp luật, văn hóa nước sở tại cho người lao động trước khi xuất cảnh.
Ngoài ra, cơ quan quản lý còn phối hợp với các đại sứ quán và đối tác quốc tế để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, phòng tránh tình trạng môi giới lừa đảo hoặc sử dụng lao động sai mục đích.
Thúc đẩy hợp tác quốc tế để mở rộng thị trường Xklđ năm 2025
Trong bối cảnh cạnh tranh lao động khu vực ngày càng gay gắt, Việt Nam tích cực triển khai các hoạt động đối ngoại, xúc tiến hợp tác, đặc biệt với các quốc gia đang thiếu hụt nhân lực sau đại dịch như: Ba Lan, Đức, Slovakia, Hungary, Serbia, UAE, và Ả Rập Xê Út.
Việc ký kết các thỏa thuận song phương về hợp tác lao động, đi kèm với quy trình cấp phép và giám sát chặt chẽ, tạo điều kiện để người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài một cách an toàn và hiệu quả hơn trong năm 2025.
Xuất khẩu lao động năm 2025: Cơ hội và thách thức song hành
Mặc dù có nhiều điểm sáng, xklđ năm 2025 vẫn đối mặt với một số thách thức như:
- Một số thị trường yêu cầu tay nghề và ngoại ngữ cao hơn
- Sự cạnh tranh từ các quốc gia cung ứng lao động khác như Philippines, Indonesia, Bangladesh
- Tình trạng lao động bỏ trốn hoặc vi phạm hợp đồng gây ảnh hưởng đến hình ảnh lao động Việt
Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Nay sát nhập vào Bộ Nội Vụ), các doanh nghiệp và chính quyền địa phương, hoạt động xuất khẩu lao động năm 2025 được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá và hoàn thành chỉ tiêu 130.000 lao động trong năm nay.
Kết luận về tình hình XKLĐ năm 2025
Với gần 75.000 lao động đã xuất cảnh trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu lao động năm 2025 đang thể hiện rõ xu hướng phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Sự đa dạng hóa thị trường, nâng cao chất lượng đào tạo và tăng cường bảo vệ quyền lợi người lao động là những yếu tố then chốt giúp ngành xklđ năm 2025 tiếp tục phát triển bền vững và chuyên nghiệp hơn trong tương lai.
Để được tư vấn đi XKLĐ uy tín, hợp pháp, bạn vui lòng liên hệ Hotline: 0853.855.988
BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY